Thoái hoá khớp gối là bệnh lý không chỉ gây đau đớn và mà con ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động của người bệnh, thậm chí còn có nguy cơ gây tàn phế. Trong bài viết này Dầu Ngải Diệp Dược Nam Hà sẽ giúp bạn nắm được những nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả nhất.
1. Thoái hoá khớp gối là gì?
Thoái hoá khớp gối là một hiện tượng lớp đệm tự nhiên giữa các sụn khớp bị mài mòn. Khi bị thoái hoá, xương của các khớp cọ xát với nhau mạn hơn dẫn đến tình trạng đau, sưng, cứng. Từ đó giảm khả năng di chuyển, cũng có thể hình thành nên các gai xương ở vùng đầu gối.
2. Nguyên nhân gây thoái hoá khớp gối
Theo thời gian, hầu hết mọi người khi lớn tuổi đều sẽ bị thoái hoá khớp. Tuy nhiên, cũng sẽ có một số yếu tố khác. Cụ thể như sau:
- Tuổi tác: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thoái hoá khớp gối, tuổi càng cao thì các khớp càng bị lão hoá, chức năng sụn giảm dần, đồng thời giảm khả năng tự chữa lành của sụn khiến khớp bị thoái hoá.
- Thừa cân, béo phì: Những người có cân nặng quá khổ sẽ khiến cho các khớp xương phải chịu nhiều áp lực, nhất là ở vùng khớp gối dễ bị thoái hoá.
- Chấn thương: Nếu bạn bị chấn thương vùng đầu gối, thì khớp cũng dễ bị thoái hoá hơn.
- Mắc các bệnh về xương khớp: Một số bệnh lý xương khớp như viêm khớp gối, viêm khớp dạng thấp cũng làm tăng nguy cơ bị thoái hoá khớp gối.
3. Các triệu chứng thoái hoá khớp gối
Các triệu chứng ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, thường người bệnh chỉ cảm nhận được những cơn đau diễn ra không đáng kể, chưa ảnh hưởng tới vận động. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn, các triệu chứng cũng xuất hiện rõ rệt hơn, người bệnh lúc này sẽ có các biểu hiện sau:
- Cảm giác đau khó chịu: Cảm giác này đặc biệt đau hơn sau khi đi bộ, đứng lâu hoặc cúi người đứng lên ngay… Các cơn đau sẽ tăng tỷ lệ thuận với mức độ thoái hoá, với những bệnh nhân thoái hóa nặng, thì cơn đau sẽ khó chịu hơn và ảnh hưởng đến vận động hơn.
- Cứng khớp: Khi thoái hoá khớp đã đến giai đoạn nặng, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng cứng khớp, nhất là vào buổi sáng khi vừa mới thức dậy hoặc ngồi lâu ở một tư thế trong thời gian dài. Thoái hoá khớp càng nặng thì cứng khớp càng trầm trọng hơn và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
- Sưng khớp: Nếu người bệnh cử động khớp trong một thời gian dài, khớp sẽ bị cọ xát, ngoài cảm giác đau đớn người bệnh còn cảm thấy các khớp bị đỏ, sưng hơn so với bình thường.
- Hạn chế vận động: Thoái hoá khớp gối càng nặng thì người bệnh sẽ lại càng khó khăn trong vận động do cảm giác đau đơn tăng dần.
Để chẩn đoán được tình trạng thoái hoá khớp gối, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số các phương pháp như chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ… để kiểm tra sụn khớp xác định tình trạng bệnh hiện tại.
4. Cách điều trị bệnh thoái hoá khớp gối
Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả thu được để khẳng định tình trạng bệnh cụ thể, sau đó sẽ chỉ định các phương pháp điều trị thích hợp:
- Xoa bóp bằng Dầu Ngải Diệp Dược Nam Hà: Sự kết hợp Ngải cứu cùng 10 chiết xuất dược liệu với phương bào chế cổ truyền Dầu Ngải Diệp Dược Nam Hà giúp hỗ trợ giảm nhanh các cơn đau nhức, tê bì, giúp khí huyết lưu thông, giảm bầm tím, tụ máu…
- Sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể sẽ kê cho bệnh nhân một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm. Cũng có thể chỉ định tiêm corticosteroid hoặc axit hyaluronic vào vùng đầu gối.
- Vật lý trị liệu: Song song với việc dùng thuốc, có những trường hợp các bác sĩ sẽ yêu cầu kết hợp với một số bài tập vật lý trị liệu nhằm cải thiện chức năng vận động, tăng khả năng linh hoạt cho khớp gối.
- Phẫu thuật: Nếu điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, cũng như thoái hoá khớp gối ngày càng nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ cân nhắc khuyên người bệnh nên thực hiện phẫu thuật. Có thể là phẫu thuật nội soi khớp, thay khớp hoặc tạo hình khớp.
- Cách phòng ngừa thoái hóa khớp
Như đã nói ở trên, bệnh thoái hoá khớp gối ảnh hưởng đến khả năng vận động, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy chúng ta có thể áp dụng một số cách sau đây để phòng ngừa thoái hoá khớp gối:
- Giữ cân nặng hợp lý: Việc thừa cân, béo phì sẽ khiếp khớp chịu nhiều áp lực. Hãy kiểm soát cân nặng để bảo vệ khớp gối nói riêng và xương khớp cơ thể nói chung.
- Thể dục thể thao đều đặn: Chúng ta nên duy trì vận động hợp lý vừa phải để tăng độ dẻo dai, linh hoạt cho khớp.
- Tránh vận động quá sức: Không nên khuân vác, vận động quá sức khiến cho khớp gối bị quá tải và tổn thương.
- Thăm khám kịp thời: Nếu gặp các dấu hiệu bất thường ở khớp gối, bạn cần chủ động đi thăm khám để việc điều trị hiệu quả cao hơn.
Có thể nói, thoái hoá khớp gối là bệnh lý thường gặp, nhất là ở người cao tuổi. Do đó, để tránh bệnh trở nặng và gây biến chứng, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm.