Đau thắt lưng bên trái là những cơn đau tập trung ở phần bên trái, sau đó lan xuống chân hoặc lan ra vùng cột sống lưng. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh sẽ có những biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Trong bài viết này Dầu Ngải Diệp Dược Nam Hà sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nguyên nhân bệnh lý và cách xử lý khi bị đau thắt lưng phía bên trái.
1. Nguyên nhân gây ra đau thắt lưng bên trái
Có nhiều nguyên nhân gây ra đau thắt lưng trái, tuy nhiên một số bệnh lý thường gặp dưới đây có liên quan tới triệu chứng đau thắt lưng phía bên trái.
Đau dây thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn đau thắt lưng, bởi bệnh này thường sẽ gây ra đau nhức từ lưng đến chân, tập trung vào một phía của cơ thể. Cơn đau thắt lưng phía bên trái do đau dây thần kinh tọa bắt đầu từ vùng lưng dưới và kéo dài đến mông, đùi, bắp chân.
Thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm thường khiến cho rễ dây thần kinh lưng, hông, chân bị chèn ép cho tràn dịch từ đĩa đệm. Tình trạng này sẽ khiến cho người bệnh bị đau nhức, hạn chế vận động, nhất là những lúc thay đổi tư thế khiến cho việc đi lại khó khăn và đau nhức kéo dài hơn.

Gai cột sống lưng
Đau thắt lưng trái cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh lý gai cột sống lưng. Gai cột sống là tình trạng các gai xương hình thành tại các đốt sống chạm vào dây thần kinh khiến cho cột sống bị co cứng, kèm theo đó là tình trạng tê tại mông, đùi, bàn chân.
Thoái hoá cột sống thắt lưng
Đây là hiện tượng đốt sống bị oxy hoá, bào mòn dẫn tới hiện tượng các đốt sống đó bị chèn ép vào các rễ dây thần kinh. Từ đó hình thành nên các cơn đau thắt lưng phía bên trái hoặc bên phải phụ thuộc vào phần đốt sống đã bị thoái hoá.
Thông thường những người lớn tuổi là đối tượng bị thoái hoá cột sống thắt lưng nhiều nhất. Ngoài ra, người lao động tập luyện quá sức thường có nhiều áp dụng lên phần cột sống.
Các bệnh lý về thận
Khi mắc các bệnh lý về thận như suy thận, sỏi thận, viêm thận… người bệnh cũng có thể xuất hiện tình trạng đau thắt lưng pía bên trái.
Người bị bệnh về thận cũng đi kèm thêm các triệu chứng như tiểu nhiều hơn, mệt mỏi hơn, tình trạng đau buốt sẽ lan dần xuống bụng.
2. Cách xử lý khi bị đau thắt lưng bên trái
Hãy áp dụng những biện pháp chữa trị triệu chứng đau thắt lưng phía bên trái dưới đây:
Cách xử lý đau thắt lưng bên trái tại nhà
Trường hợp bạn mới bị đau và chưa tìm ra nguyên nhân chính xác cơn đau từ đâu thì có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện tại nhà như:
- Hạn chế vận động nặng, nhất là vận động phần thắt lưng đang bị đau.
- Nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể để giảm tình trạng căng thẳng.
- Vận động nhẹ nhàng cùng các bài tập dành cho người bị đau lưng, ví dụ như tập yoga nhẹ nhàng.
- Nếu sưng tấy, đau quá mức có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh.
- Sử dụng các liệu pháp điều trị như bấm huyệt, châm cứu…
- Có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Xây dựng chế độ ăn uống, giảm chất đạm từ thịt đỏ, hải sản… Duy trì chế độ ăn khoa học với nhiều chất xơ. Đồng thời hạn chế bia rượu, chất kích thích hàng ngày.

Điều trị nội khoa đau thắt lưng bên trái
Nếu áp dụng các biện pháp tại nhà mà tình trạng đau thắt lưng không cải thiện, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị phù hợp. Trong đó, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc vật lý trị liệu.
- Dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn hoặc có phác đồ điều trị phù hợp với các loại thuốc như giảm đau, kháng viêm, kháng sinh…
- Chụp X-quang, chụp CT… để thực hiện chẩn đoán bằng hình ảnh.
- Nếu nguyên nhân đau nhức do bệnh lý về xương khớp, bác sĩ có thể tiến hành tiêm tê màng cứng để giúp giảm đau thắt lưng trái.
- Đeo đai trị liệu giúp định hình cột sống, tránh ảnh hưởng về tư thế ngồi, đứng giúp người bệnh phục hồi tổn thương hiệu quả hơn.
3. Cách phòng ngừa đau thắt lưng trái
Để phòng ngừa được tình trạng đau thắt lưng trái, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:
- Tư thế sinh hoạt: Hàng ngày khi ngồi, nằm hay đứng, đặc biệt là khi khuân vác vật nặng, nếu không đúng cách sẽ rất dễ bị ảnh hưởng gây ra đau thắt lưng.
- Hạn chế thực hiện các bài tập thể lực: Hạn chế tập các bài tập nặng tác động vào vùng thắt lưng, sẽ khiến cho vùng lưng bị tổn thương nghiêm trọng.
- Tư thế đứng lên ngồi xuống đúng: Khi ngồi lâu một tư thế, nếu cần đứng lên thì không nên đứng quá nhanh mà đứng lên từ từ. Tốt nhất thì ngồi lâu khoảng 1-2 tiếng thì nên đứng lên 5-10 đi lại nhẹ nhàng.
- Tập các bài tập: Thường xuyên tập các bài tập nhẹ nhàng giãn cơ tốt cho vùng lưng.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Việc kiểm tra giúp bạn phát hiện ra các vấn đề bất thường của cơ thể.
- Giữ cân nặng hợp lý: Giữ trọng lượng cơ thể phù hợp cũng là cách phòng ngừa bệnh đau thắt lưng, bởi nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức cũng có thể do áp lực đặt lên bộ phận cột sống.

Qua bài viết này có thể thấy đau thắt lưng bên trái có nguyên nhân gây ra, để có hướng điều trị phù hợp nhất chúng ta cần phải đi thăm khám. Đồng thời, áp dụng những cách phòng ngừa để cải thiện chứng đau thắt lưng hiệu quả hơn.