Đau nhức thắt lưng là triệu chứng khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở những người trưởng thành. Những cơn đau ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Hãy cùng Dầu Ngải Diệp Dược Nam Hà tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng đau nhức thắt lưng qua bài viết này.
1. Nguyên nhân gây đau nhức thắt lưng
Các chuyên gia cho rằng tình trạng đau nhức thắt lưng phát sinh từ những nguyên nhân sau:
Thoái hoá xương khớp do tuổi tác
Người cao tuổi rất dễ mắc chứng đau thắt lưng do cột sống thắt lưng bị thoái hoá hoặc thoát vị đĩa đệm. Đây cũng là hai nguyên nhân phổ biến gây tình trạng đau nhức thắt lưng. Ngoài ra, những người cao tuổi từng bị chấn thương vật lý hay có bệnh lý ở hệ tiết niệu như sỏi, u… cũng có thể gặp phải tình trạng này.
Hoạt động sai tư thế trong thời gian dài
Đau nhức thắt lưng thường liên quan đến nhiều tư thế và sức chịu lực của cơ lưng, bụng. Do đó, thường xuyên đứng và ngồi sai tư thế hoặc mang vác vật nặng cũng có thể khiến bạn đau thắt lưng.
Tổn thương mô mềm
Nguyên nhân này thường gặp ở những người phải làm việc nặng trong thời gian dài hoặc những vận động viên. Khi các cơ ở lưng dưới bị căng hoặc dây chằng bị bong rách do hoạt động quá mức sẽ dẫn đến tình trạng viêm, gây co thắt và đau nhức toàn bộ lưng dưới.
Chấn thương đĩa đệm
Ban đầu các đĩa đệm chứa đầy nước và ở trạng thái khỏe mạnh nhất. Khi con người già đi theo thời gian, các đĩa đệm cũng trở nên mòn đi. Lúc này, nó không thể chống lại lực và truyền lực lên thành đĩa đệm, khiến cho người bệnh bị đau và dẫn đến thoát vị.
Rối loạn chức năng khớp
Bệnh rối loạn về cơ xương khớp là tình trạng suy yếu chức năng của các khớp, dây chằng, cơ bắp, thần kinh, gân và xương sống. Tình trạng đau vùng thắt lưng có thể xuất hiện nếu các khớp xương bị viêm, dẫn đến tình trạng rối loạn chức năng và hình thành đau nhức ở vùng thắt lưng.
Cân nặng gây áp lực lên cột sống
Thường xuất hiện ở người bị béo phì, trọng lượng lớn khiến khung xương chậu bị kéo ra phía trước, làm căng phần lưng dưới khiến người bệnh bị đau mỏi thắt lưng.

2. Cách điều trị đau nhức thắt lưng
Người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng đau mỏi thắt lưng. Trong trường hợp bệnh không nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng những biện pháp điều trị như sau:
Điều trị tại nhà
Khi bạn cảm thấy đau cơ lưng bên trái, việc đầu tiên bạn cần làm là hiểu rõ cách tự chăm sóc bản thân như:
- Nghỉ ngơi và thả lỏng cơ thể trong 1 – 2 ngày.
- Hạn chế tối đa những hoạt động phải cần nhiều sức lực, tránh để cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn để làm giảm bớt sự khó chịu như paracetamol, aspirin, ibuprofen…
- Chườm mát hoặc chườm ấm giúp giảm sưng, tăng lưu lượng máu và xoa dịu tình trạng căng cơ.
Bên cạnh đó, một số biện pháp khắc phục khác sẽ giúp bạn đối phó với nhiều loại cơn đau cũng có thể hữu dụng, bao gồm:
- Châm cứu.
- Thiền.
- Massage.
Điều trị y tế
Nếu cơn đau nhức thắt lưng khiến bạn không thể chịu nổi hay các biện pháp tự chăm sóc tại nhà không mang lại hiệu quả như mong muốn, hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ và tiếp nhận điều trị. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bạn đó là:
- Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ thường được sử dụng để giải quyết tình trạng căng cứng cơ.
- Thuốc giảm đau nhóm opioid: Có thể được kê đơn nhằm điều trị ngắn hạn cho trường hợp đau thắt lưng nghiêm trọng.
- Tiêm: Một mũi steroid tiêm ngoài màng cứng thắt lưng sẽ giúp bạn xoa dịu cơn đau khó chịu.
- Đeo đai: Đai thắt lưng chuyên dụng kết hợp với vật lý trị liệu sẽ mang lại cho bạn sự thoải mái, đẩy nhanh tốc độ chữa lành và làm giảm đau.
Điều trị phẫu thuật
Nếu các phương pháp trên không mang lại hiệu quả sau 6 – 12 tuần điều trị, thì bạn sẽ phải dùng đến biện pháp cuối cùng là phẫu thuật. Hiện nay, cùng sự phát triển của y học và khoa ngoại thần kinh, đa số các bệnh nhân thực hiện phẫu thuật đều có thể cải thiện tình trạng đau nhức thắt lưng khá tốt.
3. Cách phòng ngừa đau nhức thắt lưng
Để ngăn ngừa tình trạng đau nhức vùng thắt lưng, bạn có thể chủ động thực hiện những biện pháp như sau
- Lưu ý các tư thế trong sinh hoạt hàng ngày, tránh những tư thế dồn quá nhiều lực xuống vùng thắt lưng.
- Thay đổi tư thế, thư giãn sau khi đứng hay ngồi quá lâu.
- Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao.
- Tích cực điều trị các bệnh lý khác (nếu có) để giảm triệu chứng đau vùng thắt lưng.
- Tránh mang giày cao gót bởi khi đi giày cao gót, cơ thể luôn bị ngả về phía trước, giảm phần cong ở phía dưới lưng. Lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng nhức mỏi lưng hệ cơ làm việc quá sức.
- Không hút thuốc lá hay sử dụng chất gây nghiện bởi chất nicotin có trong thuốc lá là tác nhân gây thoát vị địa đệm cột sống và làm giảm lưu lượng máu.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc nguyên nhân, cũng như cách điều trị và phòng ngừa tình trạng đau nhức thắt lưng. Trong trường hợp bệnh có diễn tiến nặng, hãy chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời.