Bệnh lý thoái hoá khớp vai gây đau nhức, khó chịu và hạn chế vận động ở cánh tay, bả vai làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Trong bài viết này Dầu Ngải Diệp Dược Nam Hà sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về các nguyên nhân và các phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến hiện nay.
1. Thoái hoá khớp vai là gì?
Khớp vai có cấu tạo bởi hai lớp chính đó là khớp Acromioclavicular (viết tắt là AC) và Glenohumeral. Khớp AC là khớp thường hoạt động nhiều và chịu nhiều lực tác động lên tay cũng như cơ thể.
Những tác động này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến khớp vai bị thoái hoá. Nếu để tình trạng thoái hoá khớp vai kéo dài không có phương pháp điều trị sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp vai, tê liệt cổ, vôi hoá khớp vai…

2. Nguyên nhân gây thoái hoá khớp vai
Đa số người bị thoái hoá khớp vai thường xảy ra ở 2 nhóm nguyên nhân sau đây:
Tác nhân bên ngoài gây thoái hoá khớp vai
- Do tai nạn, chấn thương, va đập mạnh: Các trường hợp do ảnh hưởng của các vụ tai nạn, chấn thương, va đập mạnh hay luyện tập thể thao quá sức sẽ gây tổn thương trực tiếp lên khớp, xương, làm viêm khớp vai. Dần dần các tổn thương đó sẽ khiến khớp vai bị thoái hoá.
- Do tính chất công việc, thói quen: Nguyên nhân này thường do người bệnh ngồi sai tư thế, làm việc nặng hay vận động viên cử tạ, bóng rổ… thường sẽ gây ra chấn thương nhỏ ở khớp vai, lâu dần sẽ phát triển nặng thành viêm khớp, thoái hoá khớp.
Tác nhân bên ngoài gây thoái hoá khớp
- Dị tật bẩm sinh: Do cấu trúc xương vai có nhiều khả năng bị trật khớp vai, từ đó có nguy cơ khớp vai bị thoái hoá.
- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì các khớp xương càng dần lão hoá, giòn, dễ gãy, kém linh hoạt và sụn mỏng hơn khiến hai đầu khớp cọ xát vào nhau gây ra tổn thương.
- Béo phì: Có nghiên cứu cho rằng những người béo phì, thừa cân có nguy cơ viêm khớp toàn thân ở cấp thấp, góp phần cho sự phát triển của sự thoái hoá ở khớp vai.
- Giới tính: Theo các chuyên gia, do nội tiết tố sinh dục ở nữ nên nữ giới thường dễ bị thoái hoá khớp ở vai hơn so với nam giới.
- Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị viêm khớp, thì bạn cũng có khả năng cao mắc bệnh về khớp, trong đó có thoái hoá khớp vai.
3. Cách điều trị thoái hoá khớp vai
Dưới đây là các biện pháp điều trị thoái hóa khớp ở vai phổ biến hiện nay, bạn có thể tham khảo:
Chăm sóc tại nhà
Ở giai đoạn đầu, người bệnh thoái hoá khớp ở vai vẫn đau ở mức độ nhẹ, chưa nghiệm trọng thì có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà:
- Massage bằng Dầu Ngải Diệp Dược Nam Hà: Massage, xoa bóp bằng Dầu Ngải Diệp không gây nóng, rát, có thể sử dụng lâu dài giúp ổn định lại tình trạng khớp ở người bệnh.
- Chườm nóng, chườm lạnh: Biện pháp chườm nóng giúp cải thiện tình trạng cứng khớp, chườm lạnh giúp giảm đau và giảm sưng.
- Nghỉ ngơi: Khớp vai đau nhức sẽ gây khó chịu vào buổi sáng hoặc khi tập thể dục thể thao, lao động nặng. Do đó, người bệnh lúc này cần dừng các hoạt động lại để khớp vai được nghỉ ngơi.

Vật lý trị liệu
Để đảm bảo được sự an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn để xây dựng các bài tập để không làm ảnh hưởng đến chức năng vai.
Bài tập co duỗi vai: Giúp tăng cường sự linh hoạt của khớp vai và các cơ xung quanh.
Bài tập aerobic nhẹ nhàng: Giúp hỗ trợ lưu thông máu đi khắp cơ thể, cũng như ngăn ngừa được tình trạng đau nhức và cứng khớp vai.
Điều trị thoái hoá khớp vai bằng thuốc Tây
Nếu ở mức độ cấp tính, bác sĩ có thể sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc Tây nhằm giảm các triệu chứng sưng, cứng, đau khớp. Tuy nhiên, người bệnh lưu ý không nên lạm dụng thuốc. Các loại thuốc có thể kê đó là:
- Thuốc giảm đau: Giúp cơn đau dịu nhanh chóng.
- Thuốc chống viêm: Giúp ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của tình trạng viêm khớp.
- Thuốc giãn cơ: Giúp giải tỏa các khớp cơ hiệu quả.
- Glucosamin: Giúp kích thích chọn lọc tế bào sụn cần sửa chữa, cải thiện sự thu nhận canxi vào xương và ức chế enzym tiêu huỷ protein.
Tiêm ngoài màng cứng
Những trường hợp bác sĩ chỉ định tiêm ngoài màng cứng thường có triệu chứng đau nghiêm trọng, hoặc các loại thuốc điều trị không mang lại hiệu quả cao.
Steroid: Giúp người bệnh giảm viêm, giảm sưng vai, cứng khớp và cải thiện các cơn đau.
Axit Hyaluronic: Cung cấp chất bôi trơn nhân tạo cho khớp vai, giúp hạn chế tình trạng ma sát gây hao mòn tự nhiên và ngăn ngừa thoái hóa khớp.
Phẫu thuật thoái hoá khớp vai
Nếu trường hợp áp dụng các biện pháp trên mà không đạt hiệu quả, người bệnh buộc phải tiến hành phẫu thuật khớp vai. Tuy nhiên, phương pháp này cũng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro nên chỉ được chỉ định cho những bệnh nhân bị thoái hoá khớp ở vai nặng. Các phương pháp phẫu thuật có thể là: thay khớp vai, cắt bỏ xương vai, tái tạo sụn vai…
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức về bệnh lý thoái hoá khớp vai. Hy vọng rằng qua đây các bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cũng như cách điều trị bệnh phổ biến hiện nay. Trường hợp thấy triệu chứng bất thường, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được thăm khám kịp thời.