Khớp gối một bộ phận quan trọng chiếm phần lớn chức năng vận động và di chuyển của cơ thể, do đó nếu bị tổn thương sẽ gây nên nhiều khó khăn trong sinh hoạt của người bệnh. Đau cứng khớp gối kéo dài sẽ khiến cho bệnh nhân có nguy cơ phải chịu nhiều di chứng nghiêm trọng. Hãy cùng Dầu Ngải Diệp Dược Nam Hà tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp giảm tình trạng đau cứng khớp gối hiệu quả và an toàn nhất.
1. Nguyên nhân gây cứng khớp gối
Các nguyên nhân gây đau cứng khớp gối thường gặp đó là:
- Do chấn thương: Chấn thương do té ngã, chơi thể thao, chạy nhảy nhiều, vận động mạnh xoắn vặn khớp gối… gây ra nứt, vỡ sụn chêm, dãn đứt dây chằng, vỡ mặt xương…
- Do thoái hóa: Đau cứng khớp gối thường xảy ra sau mỗi sáng thức dậy hay khi ở lâu một tư thế như nằm lâu, ngồi, đứng… là dấu hiệu thường gặp ở người có tuổi. Điều này cảnh báo sụn khớp đang bị hư tổn, khớp bị thoái hóa, người bệnh thường phải cử động vài lần thì dấu hiệu đau cứng khớp mới giảm bớt, dấu hiệu đau cứng khớp gối buổi sáng hay khi ngồi lâu chiếm đến hơn 90%.
- Do viêm khớp: Nếu bị đau cứng khớp gối do mắc bệnh viêm khớp, người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, gầy sút, ăn, ngủ kém, da và niêm mạc xanh nhạt. Viêm khớp cũng có thể gây tổn thương sụn khớp, mặt xương và làm cứng khớp buổi sáng, thường đau cứng khớp kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ.
- Do bất động khớp: Khớp gối bị cứng sau bó bột hay mang nẹp sau phẫu thuật do bị co rút dây chằng, bao khớp trong thời gian dài.

2. Gợi ý các biện pháp điều trị chứng đau cứng khớp gối
Cách hiệu quả nhất để xác định tình trạng bệnh là đi thăm khám tại bệnh viện, từ đó người bệnh sẽ được điều trị ngay khi phát hiện ra bệnh góp phần ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Sau kiểm tra tổng quát, dựa trên các kết quả lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định các biện pháp điều trị cứng khớp gối như sau:
Chườm nóng, chườm lạnh
Chườm nóng hoặc chườm lạnh sẽ giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng cứng khớp cũng như gia tăng độ linh hoạt của khớp gối.
- Chườm lạnh: Thường áp dụng cho những tổn thương mới, tổn thương cấp, các tổn thương viêm tiến triển mà có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau… Người bệnh nên sử dụng túi đá đặt lên phần khớp gối bị cứng trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút/lần, mỗi ngày vài lần nhằm giảm sưng đau và viêm. Điều này giúp khớp dễ vận động hơn, ngoài ra còn hạn chế được các cơn đau.
- Chườm nóng: Giúp giãn cơ và khớp gối nhưng thường dùng cho các tổn thương mạn tính, đã diễn ra lâu, các dạng thoái hoá, đau khớp mà không viêm, không sưng nóng đỏ. Người bệnh có thể sử dụng một chai nước ấm, chườm đệm sưởi hoặc ngâm vào nước ấm giúp thư giãn, tăng lưu thông máu.

Tiêm Steroid
Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân tiêm Steroid nếu bị viêm khớp dẫn tới cứng khớp. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với những trường hợp bị viêm khớp tiến triển và tác dụng của thuốc thường không kéo dài lâu, việc tiêm nhắc lại cũng đôi khi không hiệu quả.
Sử dụng Glucosamine sulfate
Glucosamine sulfate là một loại hóa chất tự nhiên và xuất hiện ở trong chất lỏng bao quanh khớp, có công dụng tái tạo sụn. Khi thiếu hụt chất này, sụn mất đi khả năng tái tạo và không còn được bảo vệ. Một nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung Glucosamine sulfate có tác dụng giúp hạn chế cứng khớp và làm dịu cơn đau. Nhưng tuỳ thuộc vào thể trạng và tình hình bệnh bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng liều dùng sao cho phù hợp với từng người.
Dùng thuốc chống viêm không kê đơn
Các loại thuốc chống viêm không kê đơn có thể hỗ trợ trong việc điều trị cứng khớp. Tuy nhiên, những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc. Tốt hơn hết việc dùng những thuốc này cần phải tuân theo khuyến cáo của nhà sản xuất và bác sĩ chuyên khoa.
Tăng cường vận động thể dục thể thao
Tập thể dục thể thao với cường độ phù hợp sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng cứng khớp, đồng thời gia tăng chức năng vận động của khớp gối. Đây cũng là một trong những cách hỗ trợ điều trị cứng khớp hiệu quả và lành mạnh nên được thực hiện mỗi ngày.
Lưu ý: Bệnh thoái hóa khớp thì sẽ hạn chế vận động mạnh và nhiều nên người bệnh không nên tập bài tập quá sức, không đi bộ hay chạy bộ nhiều mà nên tập các bài tập ít tác động lực lên khớp gối như bơi, đạp xe…
Không những vậy, tăng cường vận động thể dục thể thao còn giúp hạn chế cứng khớp, vận động hợp lý còn có tác dụng duy trì cân nặng phù hợp, giảm thiểu áp lực lên khớp gối, tránh chấn thương.

Xoa bóp bằng Dầu Ngải Diệp Dược Nam Hà
Ngải cứu đã được ứng dụng rộng rãi trong y học qua nhiều thời đại và được biết đến là một cây thân thuộc trong dân gian Việt Nam, có công dụng đặc biệt hiệu quả trong việc giảm đau và điều trị các bệnh liên quan đến cơ xương khớp.
Dầu Ngải Diệp Dược Nam Hà cấu thành từ Tinh chất Ngải cứu và 10 dược liệu quý có trong tự nhiên: Dây đau xương, Hồng hoa, Long não, Đinh hương, Lá sen, Nghệ vàng, Nhũ hương, Trắc bách diệp, Bạc hà, Một dược. Các thành phần tự nhiên lành tình này giúp tạo nên ưu điểm đặc biệt của sản phẩm là KHÔNG gây NÓNG, RÁT có thể sử dụng thường xuyên và dài ngày giúp ổn định lại tình trạng đau cứng khớp gối nói riêng và đau nhức xương khớp nói chung.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về các biện pháp điều trị chứng đau cứng khớp gối hiệu quả. Nếu các biện pháp trên không có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định thực hiện phẫu thuật để giải phóng khớp gối. Do đó, hãy áp dụng ngay và kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp để bệnh khỏi một cách nhanh chóng.